Cách tự làm, tự may màn rèm cửa sổ đẹp bằng các chất liệu khác nhau

Rèm cửa không chỉ để giúp che chắn nắng và ánh sáng mà nó còn góp phần không nhỏ trong việc trang trí nội thất gia đình. Rèm cửa không nhất thiết phải mua mà bạn có thể tự may để vừa tiết kiệm lại vừa có thể biến tấu kiểu dáng rèm theo sở thích của mình.

Ngày nay, có rất nhiều người thay vì lựa chọn mua rèm cửa sổ tại các cửa hàng thì họ lại thích tự may rèm cửa hơn. Cách may rèm cửa sổ không hề khó mà khá là đơn giản chỉ cần bạn khéo léo một chút là được. Nào, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay các bước may rèm cửa sổ như thế nào nhé!

Xem thêm nhiều mẫu rèm mới nhất năm 2020: Tại đây !

Click để đọc nhanh nội dung bài viết:

 

Hướng dẫn cách may rèm cửa sổ
Hướng dẫn cách may rèm cửa sổ

1. Tại sao nên tự may rèm cửa sổ?

Rèm cửa sổ có cấu tạo khá đơn giản lại không khó may như quần áo. Vì vậy, chỉ cần bạn biết cách là đã có thể tự may rèm cửa sổ nhỏ rồi. Tự may rèm cũng không tốn kém nhiều như là khi mua rèm mới.

Các nguyên vật liệu làm rèm có giá thành rẻ lại được bày bán rất nhiều trên thị trường nên bạn có thể dễ dàng tìm mua. Chi phí mua một chiếc rèm cửa tại các cửa hàng có giá khá cao. Trong khi đó, nếu bạn tự may rèm thì chỉ khoản chi phí bỏ ra chỉ bằng 60 – 70% chi phí mua mà thôi. Hơn nữa, khi tự may, bạn có nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, loại vải và hoa văn hơn.

Bên cạnh đó, khi tự may rèm cửa bạn có thể lựa chọn loại vải, kiểu may, cách may mà mình thích, khiến chiếc rèm của bạn trở nên độc nhất vô nhị. Cách may rèm cửa sổ đơn giản, ít tốn thời gian nên bạn hoàn toàn có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm nhé!

Xem thêm nhiều mẫu rèm mới nhất năm 2020: Tại đây !

2. Chuẩn bị nguyên vật liệu

May rèm cửa sổ cần chuẩn bị những gì?

Trước khi bắt tay vào may rèm cửa bạn cần phải chuẩn bị một số nguyên vật liệu như vải may rèm, vải trắng may cạp, thước đo, phấn vẽ, kéo, ghim nút, máy khâu.

Đối với vải may rèm bạn có thể chọn các loại vải như vải thô mỏng, vải lụa, vải nhung, vải voan, thổ cẩm,… . Việc chọn loại vải nào tùy thuộc theo sở thích của bạn. Tuy nhiên, trong may vá, đặc biệt là những người mới tập may, nên chọn các loại vải thô bởi chúng có độ cứng và dễ may hơn so với các loại vải mềm, mỏng.

Xem THêm  Tại sao nên sử dụng rèm sợi trang trí?

3. Hướng dẫn cách may rèm cửa sổ

Để may rèm cửa sổ không phải là việc quá khó. Bạn chỉ cần tinh tế và cẩn thận một chút là đã có thể may được một chiếc rèm cửa ưng ý rồi. Sau đây là cách may rèm cửa sổ vừa đẹp vừa đơn giản:

Cắt vải

Cắt vải là bước đầu tiên khi may rèm cửa. Đây cũng là bước rất quan trọng bởi nếu bạn cắt quá ngắn thì khi may sẽ bị thiếu vải, khiến chiếc rèm không còn đẹp và vừa với khung cửa. Còn nếu cắt quá nhiều thì sẽ rất uổng phí.
Để cắt vải không bị lẹm, bạn đặt miếng vải trên một mặt phẳng và gấp đôi miếng vải lại. Chú ý, mặt phải gấp phía bên trong, mặt trái gấp phía bên ngoài. Rèm phải có chiều rộng gấp 1,5 lần so với cửa sổ. Chiều dài tùy thuộc vào ý bạn. Tiếp theo bạn cắt rời thành 2 miếng vải theo đường đã gấp.

Gấp mép vải

Trong 4 mép cạnh của miếng vải, bạn gấp 3 mép cạnh 1 cm và 1 cạnh gấp mép 1cm. Sau đó dùng bàn ủi để ủi cho phẳng và vào nếp. May cố định lại 4 mép.

Gấp mép vải và ủi phẳng
Gấp mép vải và ủi phẳng

May băng cạp

May băng cạp cũng là một bước khá quan trọng khi may rèm cửa sổ. Để may băng cạp, bạn cắt 6 tấm vải trắng có kích thước 9cm x 15cm.

Gấp đôi mảnh vải lại theo chiều chiều sao cho mặt phải ở trong và mặt trái ở ngoài. Tiếp tục may mép của 2 cạnh kề nhau. Lưu ý, khi may cần chừa lại một cạnh để khi may xong có thể lộn lại mặt phải ra ngoài. Tiếp đó dùng bàn ủi để là cho miếng vải phẳng lại. Với 5 miếng vải còn lại bạn cũng làm tương tự như vậy.

Không nhất thiết phải sử dụng vải trắng để may băng cạp. Bạn cũng có thể sử dụng chính loại vải may rèm để may băng cạp nhé!

Thành phẩm

Đặt thước vẽ trên tấm vải rèm sao cho khoảng cách giữa mép vải và thước cách nhau cm.Sử dụng phấn vẽ vải đã chuẩn bị và vẽ theo chiều dọc của thước. Vẽ tiếp đường thứ 2 cách đường thứ nhất khoảng 10cm. Sau đó đặt băng cạp lên trên đường phấn vẽ thứ 2 và nhớ là hãy chừa khoảng cách mép 1cm. Đặt tiếp 5 băng cạp lên sau cho cả 6 bằng cách đều nhau. Sử dụng ghim nút để cố định các băng cạp.

Rèm cửa sổ tự may
Rèm cửa sổ tự may

Sau khi xác định được vị trí của 6 băng cạp, bản chỉ cần may cố định lại 6 băng cạp theo đường phấn thứ nhất rồi gập băng cạp lại và may cố định vào đường phấn thứ 2.

Cuối cùng là luồn rèm vào thanh treo và treo lên cửa sổ là bạn đã có một chiếc rèm xinh xắn do chính tay mình làm rồi.

Xem thêm nhiều mẫu rèm mới nhất năm 2020: Tại đây !

4. Các loại vải may rèm

Có rất nhiều loại vải được sử dụng để may rèm cửa sổ, có thể kể đến như:

Vải cotton

Thành phần chính của vải cotton là bông. Loại vải này có ưu điểm là khả năng thấm hút tốt, giặt nhanh khô, mùa hèm thì mát và mùa đông thì ấm. Tuy nhiên, chất liệu cotton thường rất dễ bị nhăn nhúm khi sử dụng.

Xem THêm  Bỏ túi kinh nghiệm soi cầu cực hữu ích với web uy tín Bes Soi Cầu
Vải cotton làm rèm cửa sổ
Vải cotton làm rèm cửa sổ

Vải lụa

Vải được làm từ chất liệu tơ tằm nên rất trơn, mềm và bóng. Khi sử dụng vải lụa làm rèm cửa, nhờ hiệu ứng ánh sáng rèm, bề mặt rèm sẽ trở nên bóng hơn. Chính vì vậy rèm cửa bằng vải lụa rất được yêu thích sử dụng, nhất là trong các không gian nội thất sang trọng.

Vải nhung

Các loại rèm bằng vải nhung thường rất dày, nặng nhưng cũng rất mịn. Loại rèm này thường được sử dụng trong các căn phòng có quá nhiều ánh sáng thiên nhiên hoặc các căn phòng rộng, có thiết kế sang trọng, hiện đại. Thậm chí, các không gian nội thất cổ điển cũng rất phù hợp với rèm cửa bằng vải nhung.

Ngoài ra, rèm vải nhung còn có tác dụng cách âm tốt nên nếu bạn muốn căn phòng trở nên yên tĩnh hơn thì rèm vải nhung sẽ là một sự lựa chọn hợp lý.

Vải voan

Với đặc tính mềm, mỏng và nhẹ nên rất ít khi vải voan được làm rèm cửa riêng mà chúng thường được sử dụng làm lớp trong khi may rèm cửa 2 lớp. Các loại rèm 2 lớp gồm 1 lớp vải dày có tác dụng cản sáng và 1 lớp trong bằng vải voan để giúp người sử dụng không cần kéo hết rèm lên vẫn có thể quan sát được khung cảnh bên ngoài ngôi nhà.

Vải voan làm lớp lót rèm cửa
Vải voan làm lớp lót rèm cửa

Vải bố

Rèm cửa bằng vải bố đang là một trong các sản phẩm rất được yêu thích. Cách may rèm cửa sổ bằng vải bố cũng rất đơn giản. Vải bố khá dày, dù không có hoa văn nhưng lại có màu sắc rất đa dạng. Bề mặt vải không trơ mịn như các loại vải khác mà lại hơi sần sùi nhưng lại mang đến cảm giác đơn giản, mộc mạc và hiện đại.

Vải taffeta

Đặc tính của loại vải này là hơi cứng và đơ. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng loại vải này để phối thêm vào phía đầu rèm hoặc biên rèm để tạo sự chắc chắn và không để rèm bị cuộn lên khi có gió.

5. Hướng dẫn may rèm cửa ore

Vải may rèm cửa ore

Vải dùng để may rèm cửa ore có bán tại hầu hết các chợ hay cửa hàng bán rèm. Vải rất đa dạng về màu sắc cũng như xuất xứ. Bạn có thể tùy ý lựa chọn một mẫu vải phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng của mình.

Các loại vải may rèm cửa ore
Các loại vải may rèm ore

Khổ vải tính theo met ngang và có kích thước thông dụng nhất là 2.8m. Với một khổ vải 2.8m thì khi may lên rèm sẽ có kích thước cao 2.69m. Trong trường hợp bạn muốn may rèm cao hơn thì phải nối vải, can vải. Khi nối, can vải cần chú ý tới màu sắc và họa tiết của vải sao cho trùng khớp. Trước khi mua vải các bạn phải đo kích thước của cửa để mua đủ vải may.

Cách đo rèm cửa

Nếu may rèm cửa sổ ore cho cửa sổ rộng 2.5m và cao 2.0m. Với rèm một mảng thì bạn chỉ cần chọn vải có kích thước phù hợp là được. Còn nếu rèm hai mảng, có thể kéo ra hai bên thì phải chia đôi tấm vải và làm theo các bước dưới đây:

Vải có chiều rộng cần dùng = (2.5m + (phủ rèm cửa sổ 1 bên 0.15m x 2)) x hệ số chun 2.5 + (gấp mí một bên 0.04m x 2) = 7.08m

Vải có chiều cao cần dùng = 2.0m + gấp mí dưới 0.1m + gấp mí trên 0.01m = 2.11m

Xem THêm  Rèm cửa sổ 2 lớp được thiết kế như thế nào?

Cách may rèm ore

Trước khi hướng dẫn các bạn cách may rèm cửa đẹp thì các bạn cần chuẩn bị dụng cụ may bao gồm: máy may, kéo, thước, bút chì, ghim kẹp, phấn may và bàn ủi hơi nước,…

Các bước may rèm ore được tiến hành từng bước như sau:

– Bước 1: Dùng bàn ủi để ủi cho phẳng miếng vải may rèm

Ủi phẳng vải trước khi may rèm
Ủi phẳng vải

– Bước 2: Gấp mí hai bên, mỗi bên 2cm. Như vậy là bạn đã gập 4cm vải. Các bạn dùng bàn ủi để tạo nếp cho mép mí, giúp việc may được dễ dàng hơn

– Bước 3: May gập mí trên và mí dưới

Mí dưới các bạn gập 9cm rồi may. Có thể cộng thêm 1cm phần dấu mí để tấm rèm trông đẹp hơn. Sau khi gập các bạn nên dùng bàn ủi để ủi nếp như vậy may sẽ dễ hơn

Sau khi gập phần mí trên 1cm thì các bạn ép dải vật liệu màu trắng rộng 10cm lên mí vải rồi dùng máy may may hai đường dọc theo dải màu trắng. Mục đích may dải vật liệu này là để tạo độ cứng khi đục lỗ ore.

– Bước 4: Trong bước này các bạn sẽ tiến hành đục lỗ ore nhé. Trước khi đục thì các bạn phải định vị được lỗ ore. Mỗi lỗ ore thường cách nhau từ 19cm – 21cm. Khoảng cách từ mép hông tới tim lỗ ore ngoài cùng là 7cm. Lưu ý, khi đục số lỗ ore thì phải là số lỗ chẵn bởi khi móc miếng nhựa trắng chúng ta thường móc 2 lỗ với nhau. Vì vậy, nếu số lẻ sẽ bị dư lỗ ore.

Đục lỗ rèm cửa ore
Đục lỗ rèm ore

Các bạn sử dụng ore trơn đặt tại vị trí đã đánh dấu đục lỗ ore rồi dùng bút chì vẽ theo đường tròn khuyên phía bên trong miếng nhựa ore. Sau đó lấy kéo cắt theo đường vòng tròn đó hoặc dùng máy đục lỗ ore để đục.

– Bước 5: Cho miếng ore có vân ra mặt trước rèm rồi lắp thêm tấm nhựa trong suốt vào. Ấn cho miếng ore mặt trước và mặt sau dính với nhau. Giữa miếng ore là vải rèm và một miếng nhựa trong suốt

– Bước 6: Ghép các miếng nhựa trong suốt lại để tạo độ chun và độ lượn sóng

– Bước 7: Các bạn may tay vén rèm bằng cách tận dụng vải thừa khi mau. Tay vén có chiều rộng khoảng 10cm và dài 70cm. Khi may chú ý, may sao cho tay vén hơi lượn cong chứ không may thẳng. Để may cong thì các bạn cũng phải cắt vải tay vén hơi cong. Các bạn may một đường để khóa mí tay vé. Sau đó lộn tay vé ra ngoài. Dùng bàn ủi ủi phẳng lại tay vén.

May tay vén rèm để móc rèm vào móc treo
May tay vén rèm

Tiếp đó là may lại hai đầu tay vén thành 2 móc treo nhỏ để treo vào núm. Để may móc treo, các bạn may một dải vải gập đôi, bề rộng 1.5cm, dài 10cm rồi đính thêm hai múi móc treo vào là được.

Trên đây là cách may rèm cửa bằng tay cho các bạn tham khảo. Khá đơn giản phải không nào? Có khá nhiều bạn thắc mắc về cách may rèm cửa 2 lớp. Thậtt ra cách may hai loại rèm này cũng không có gì khác biệt nhiều. Vì thế, các bạn cũng hoàn toàn có thể tự may được ngay tại nhà.

Hy vọng với những chia sẻ về cách may màn cửa sổ trên, các bạn đã có thể nắm rõ cách may và tự làm cho gia đình những bộ màn cửa sổ ưng ý. Chúc các bạn thành công! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm thông tin về trang trí nội thất hoặc cần sự tư vấn chi tiết, hãy ghé thăm các trang web w88, nơi cung cấp nhiều thông tin hữu ích về trang trí và phong cách sống.

Xem thêm nhiều mẫu rèm mới nhất năm 2020: Tại đây !

You May Also Like

About the Author: Ngô Lương

Ngô Lương Chàng Trai Học Kiến Trúc Cực Kì Đam Mê Về Trang Trí Nội Thất . Mong Muốn Của Anh Chia Sẽ Đến Tất Cả Mọi Người Về Kiến Thức Mà Anh Biết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *